GIỚI THIỆU
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người đang online: 45
Số lượt truy cập: 5579968
QUẢNG CÁO
TUYÊN TRUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỚI 2/18/2020 7:37:10 PM
Kính thưa các thầy cô giáo cùng tất cả các em HS thân mến! Hôm nay cô đại diện cho BGH nhà trường chia sẻ với các em về chủ đề: BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH Vậy các em có biết bình đẳng giới có nghĩa là gì không? Theo Liên hợp quốc, bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và đàn ông được hưởng những điều kiện như nhau để thực hiện đầy đủ quyền con người và có cơ hội đóng góp, thụ hưởng những thành quả phát triển của xã hội nói chung các em ạ. Tại Mỹ, các tổ chức xã hội phải mất hơn 70 năm (từ năm 1848 cho đến năm 1920) để đấu tranh và tạo cho phụ nữ một vài quyền cơ bản như: Quyền được bảo hộ; quyền bình đẳng cho phụ nữ ; cải thiện điều kiện sống, mức lương làm việc và quyền bầu cử tại Mỹ.

Thế nhưng, ở nhiều nước khác, những bất bình đẳng giới vẫn còn tiếp diễn.Theo thống kê, có 77% đàn ông trong giữ vai trò là lực lượng lao động chính. Trong khi đó phụ nữ chỉ chiếm khoảng 50% hoặc chưa tới số đó, 62 triệu bé gái bị từ chối quyền học hành trên toàn thế giới. Hàng năm, có tới 15 triệu trẻ em gái dưới 18 tuổi bị ép tảo hôn và hôn nhân sắp đặt sẵn của gia đình. Cứ 5 nạn nhân của nạn buôn người thì có tới 4 là nữ. Có ít nhất 1000 vụ giết phụ nữ và bé gái vì danh dự gia đình xảy ra hằng năm ở Ấn Độ và Pakistan. Tại Mỹ, cứ mỗi 15 giây trôi qua sẽ có một người phụ nữ bị chồng hoặc bạn trai đánh đập,...

Còn tại việt Nam, trong xã hội phong kiến tư tưởng trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào gốc rễ của mọi người đó là: sinh ra em trai thì mừng, quý trọng, còn sinh ra em gái thì không quý trọng, không mừng;  người phụ nữ sinh ra con trai được quý trọng hơn phụ nữ chỉ sinh được con gái; quyền hành của anh trai trưởng trong gia đình rất lớn; ngai vàng của các triều đại chỉ truyền cho con trai; quyền thừa kế gia sản của cha mẹ chỉ dành cho con trai, còn con gái không được thừa kế hoặc chỉ được thừa kế các tài sản nhỏ; việc truyền nghề tại các làng nghề thường không truyền cho con gái mà truyền cho con dâu (vợ của con trai); người con trai được học hành để thi cử, tiến thân bằng theo con đường quan lộ nhưng người phụ nữ thì chỉ quanh quẩn với việc nhà; con trai được phép lấy rất nhiều vợ và có quyền sủng hạnh bất cứ người nào nếu muốn trong khi phụ nữ phải chịu cảnh chồng chung mà không có quyền được lên tiếng.

Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô: với ý nghĩa là "có một con trai thì vẫn là có, nhưng có mười con gái thì vẫn là không có".  Theo đó, các gia đình hay dòng họ có tư tưởng coi trọng việc sinh con trai. Bởi con cái theo họ cha chứ không theo họ mẹ, nên nếu không có con trai mà chỉ có con gái thì các cháu chắt sẽ theo họ ngoại, còn dòng họ của gia đình sẽ bị tuyệt tự  và khi bố mẹ hoặc ông bà chết đi sẽ không có người và nơi thờ cúng. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay vẫn muốn sinh cho được con trai.

Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu: ý nói nam giới tư duy kém thì vẫn sâu sắc hơn nếu so với người phụ nữ tư duy tốt.

Trai tay không chẳng ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng thể nhờ chồng: nhấn mạnh tài sản dù là hai vợ chồng làm ra hay của người chồng hoặc người vợ làm ra, thì người chồng cũng được coi là công lớn hơn

Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng: ý nói đàn ông nếu muốn có thể có rất nhiều người vợ hầu hạ nhưng đàn bà dù thế nào đi nữa cũng phải chung thủy với chồng.

Những người thế hệ trước cổ hủ, luôn cho rằng con trai phải làm việc lớn. Việc bếp núc, dọn dẹp, rửa bát là của con gái, con dâu. Con trai có thể ngủ dậy muộn nhưng luôn bắt con gái, con dâu phải dậy sớm dù là ngày nghỉ cuối tuần. Cả hai vợ chồng đều kiếm tiền, đều tự chủ kinh tế nhưng việc nhà, nội trợ, chăm con luôn mặc định là phụ nữ phải làm. Không biết bao giờ mới thay đổi được tư tưởng đó. Phụ nữ và trẻ em gái vẫn thiệt thòi hơn nam giới và trẻ em trai trong một số lĩnh vực, tuy nhiên thời gian phụ nữ dành cho việc nhà lại gấp đôi nam giới, đây là những công việc không được thù lao. Do đó, họ không có thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, văn hoá, xã hội và tiếp tục nâng cao trình độ học vấn. Đặc biệt là phụ nữ ở các vùng nông thôn, các gia đình nghèo và các dân tộc thiểu số, vẫn có nhiều khả năng bị suy yếu sức khỏe hơn nam giới. Ngoài ra, họ vẫn còn gặp nhiều trở ngại hơn đàn ông trong việc tiếp cận với các nguồn tín dụng, đặc biệt vì phụ nữ thường không có tài sản thế chấp như đất đai. Mặc dù luật đất đai ở Việt Nam không phân biệt đối xử với phụ nữ, song những tập quán phổ biến làm cho họ bị yếu thế hơn, bởi quyền sử dụng đất thường chỉ đứng tên người chồng. Ngoài những những thông tin trong báo cáo trên, rõ ràng trên thực tế người phụ nữ vẫn gặp nhiều trở ngại hơn so với nam giới trong việc tham gia vào các công việc cũng như các hoạt động xã hội. Đặc biệt tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực giới vẫn đang tồn tại ở nhiều nơi (theo báo cáo của UNFP).

Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới. Tuy nhiên, những đặc điểm tự nhiên về giới tính được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa thì không thể thay đổi

Phụ nữ đến một độ tuổi nhất định sẽ có tâm lý muốn chuyển hướng tập trung sang xây dựng gia đình và nuôi dạy con cái. Chức năng sinh học của phụ nữ bao gồm việc sinh nở và chu kỳ kinh nguyệt cũng ảnh hưởng nhiều đến sự tập trung trong công việc.

Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ có xu hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối.

Phụ nữ không yếu hơn nam giới về thể chất mà bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không được thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới (phụ nữ hái lượm, nam giới săn thú và chiến đấu bảo vệ bộ lạc) vì họ bị bắt ở nhà chăm sóc gia đình.

Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn cho hành động. Nam giới học toán (tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ tư duy ngôn ngữ tốt hơn (do họ nói nhiều hơn). Tuy nhiên khi sáng tác văn học, vốn cần kết hợp tính ngôn ngữ với tính logic thì nam giới vẫn vượt trội hơn (ví dụ: trong 28 giải Nobel văn học được trao trong giai đoạn 1990-2018, có 21 người là nam và chỉ có bảy người là nữ).

Phụ nữ (lạc hậu) thường có xu hướng tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ để đạt được sự bảo vệ. Phụ nữ thường được cho là có tinh thần đối mặt thử thách cao hơn nam giới

Một trong những lí do quan trọng khác nữa là vì một phần phụ nữ nghĩ rằng họ không bằng nam giới. Ở châu Á thường con sẽ mang họ cha nên xảy ra tình trạng mất cân bằng giới tính rất nặng nề.

Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng đàn ông. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị ảnh hưởng theo. Chẳng hạn như mọi trách nhiệm gia tộc, dòng họ đều đè lên đôi vai người con trai, quan niệm nam giới phải mạnh mẽ, không được khóc, không được thể hiện cảm xúc là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tuổi thọ nam ngắn hơn. Rất nhiều nam giới bị rối loạn tâm lý nhưng không dám đi khám hay chữa hoặc tìm đến sự giúp đỡ vì họ sợ bị dị nghị là “yếu ớt” hay “thiếu nam tính”. Chưa kể, nếu họ có theo đuổi các ngành nghệ thuật thì sẽ bị miệt thị và nói là “yếu đuối”, “đàn bà”, “gay”…

Hiện tại, trên thế giới có rất nhiều phụ nữ là những nhà nghiên cứu khoa học hàng đầu, có nhiều người thậm chí đã được giải Nobel về Sinh học, Vật lý, Hóa học. Tại các nước phát triển ở Bắc Âu, hay Canada, Singapore,…

Một số nghiên cứu còn cho rằng, bình đẳng giới giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, vì khi cho phụ nữ cơ hội như nam giới, họ sẽ có khả năng giúp đỡ và san sẻ công việc cho nhau nhiều hơn.

Marie Curie nữ bác học vĩ đại của Ba Lan. Bà là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel và là phụ nữ duy nhất (một trong hai người) nhận được hai giải Nobel danh giá trong hai lĩnh vự khác nhau là Vật lí và Hóa học.

Maryam Mirzakhani: ''Nữ hoàng toán học'' người Iran. Cô là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Fields cao quý cho các nhà toán học xuất sắc dưới 40 tuổi.

Lise Meitner sinh ra ở Áo là một thiên tài về vật lý hạt nhân.  Bà đã tham gia vào các nghiên cứu phát hiện sự phân hạch hạt nhân và phát minh ra bom nguyên tử. Bà đã được thế giới khoa học vinh danh bằng cách đặt tên một nguyên tố mang tên Meitnerium.

Ở Việt Nam có rất nhiều người phụ nữ thành công trên các lĩnh vực xã hội như:

Bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Bà Tòng  Thị Phóng  - Ủy viên bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam; Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo- Chủ tịch Sovico Holding, Tổng giám đốc Vietjet Air.

Bà Tạ Bích Loan - Nhà báo, trưởng ban VTV6

Các em là HS các em phải nhận thức được việc bình đẳng giới là rất quan trọng, giúp xã hội văn minh, bình đẳng. Nam và nữ đều có vai trò, vị trí nhất định trong gia đình cũng như trong xã hội. Các em về chia sẽ với bố mẹ những suy nghĩ của mình về bình đẳng giới, khuyên bố mẹ và những người xung quanh k có thái độ trọng nam khinh nữ, cố đẻ cho có con trai, bởi con trai con gái đều quý như nhau,..

 

2. Khi các em hiểu về bình đẳng giới rồi các em cần nhận biết hơn về bản thân mình đẻ luôn sống khỏe mạnh, hạnh phúc và an toàn qua giới tính của chính mình. Sau đây cô sẽ giúp các em hiểu thêm về giới tính nhé!

2.1. Khái niệm: Giới tính là gì?

         Có thể hiểu một cách khái quát, ngắn gọn giới tính là tất cả những đặc điểm riêng biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ.

2.2. Nguồn gốc của giới tính:

 Giới tính được quy định từ hai nguồn gốc: nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội.

         - Nguồn gốc sinh học của con người trước hết do tế bào sinh sản quy định.

         - Nguồn gốc xã hội ảnh hưởng tới giới tính của con người ở nhiều mặt. Phong tục tập quán ở từng nước đòi hỏi ở mỗi giới những phẩm chất và tác phong khác nhau phù hợp với giới tính của mình.

        Ví dụ như xã hội Việt Nam đòi hỏi ở người con gái tính dịu dàng, hiền hậu, tính đảm đang, biết giữ gìn phẩm hạnh, có ý tứ,…. Những người con trai phải thể hiện tính cương quyết, thái độ đàng hoàng, đĩnh đạc. Hoặc như trong quan hệ nam nữ, xã hội ta đòi hỏi sự cư xử đúng mực giữa nam và nữ, thể hiện trong tác phong, tư thế hàng ngày, ở một khoảng cách nhất định trong quan hệ giao tiếp giữa nam và nữ.

2.3. Những biểu hiện của sự khác biệt giới tính.

a. Những sự khác biệt về sinh học:

         - Bộ xương của nữ thường nhỏ hơn nam, xương chậu của nữ thường rộng và thấp, xương chân tay ngắn hơn.

         - Cấu tạo và chức năng của hệ sinh dục của nam và nữ hoàn toàn khác nhau. Đây là sự khác biệt quan trọng nhất, quy định sự tồn tại của hai giới về mặt sinh học.

b. Những sự khác biệt về tâm lý:

         - Về hứng thú: Học sinh trai thích học tập thể dục, thể thao hơn còn học sinh gái thường thích những trò chơi nhẹ nhàng hơn, không ồn ào.

         - Về tình cảm: Phụ nữ dễ xúc động hơn nam, còn nam giới dễ chế ngự cảm xúc của mình hơn.

         - Về tính cách: Phụ nữ thường cẩn thận, tỷ mỉ, nhẫn nại hơn nam giới

         - Về năng lực: Phụ nữ thể hiện tính khéo léo, nhạy cảm còn nam giới nổi trội hơn trong các phản ứng.

2.4. Vai trò của giới tính.

         - Giới tạo nên những cảm xúc đặc biệt khi có sự giao tiếp đặc biệt giữa hai người khác giới, làm cho con người trở nên ý tứ, tế nhị, duyên dáng hơn hoặc thận trọng hơn trong quan hệ nam nữ và lịch sự hơn trong giao tiếp

         - Giới tính cũng chi phối những hành vi, cử chỉ, tư thế, tác phong, nếp sống.

         - Giới tính làm cho quan hệ giao tiếp giữa hai người khác giới khác hẳn quan hệ giao tiếp giữa hai người cùng giới, làm cho giữa nam và nữ có những “khoảng cách” nhất định.

Trong chương trình dạy học trong nhà trường có môn Khoa học lớp 5: Giáo dục giới tính thông qua chủ điểm:  “Con người và sức khỏe” gồm 9 bài

Bài: Sự sinh sản, học sinh cần biết tất cả mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ mình.

         BàiNam hay nữ? Ở bài học này giúp học sinh biết được những điểm khác biệt trên cơ thể giữa nam và nữ đồng thời các em biết tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.

         BàiCơ thể chúng ta được hình thành như thế nào ? HS biết cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của bố và trứng của người mẹ

         Bài: Cần làm gì để cả mẹ và em bé đều khỏe? Học sinh biết được chỉ có phụ nữ mới có khả năng mang thai và sau quá trình mang thai em bé sẽ chào đời từ đó nêu được những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai.

          Bài: Từ lúc sinh ra đến tuổi dậy thìHọc sinh nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì. Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì, quan trọng là các em biết mình đang bước đến ngưỡng cửa của tuổi dậy thì - lứa tuổi có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời mỗi con người.

         Bài: Vệ sinh tuổi dậy thì - đây là bài học rất quan trọng đối với các em  đặc biệt là các em học sinh ở vùng nông thôn bởi do điều kiện sống còn khó khăn, cha mẹ các em đi làm ăn xa phải gửi con cho ông bà, dì chú nên các em không được bố mẹ hướng dẫn cụ thể cách vệ sinh cá nhân. Có những em có bố mẹ bên cạnh nhưng vì hiểu biết còn hạn chế nên các em nhận được rất ít sự chỉ bảo về cách thức vệ sinh cá nhân đặc biệt là vệ sinh khi đến tuổi dậy thì. Ở bài học này giáo viên nên chia lớp thành 2 đối tượng là nam và nữ để dễ dàng trao đổi, hướng dẫn cặn kẽ, cụ thể các bước vệ sinh cá nhân khi các em đến tuổi dậy thì.

Bài Phòng tránh bị xâm hại. Đây là một bài học vô cùng quan trọng đối với các em, sau bài học học sinh cần biết:

  +  Một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.

  + Rèn luyện kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.

  + Liệt kê danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ tâm sự, nhờ giúp đỡ bản thân khi bị xâm hại.

         Ngoài ra các em cần nắm được một số kĩ năng tự bảo vệ, cách thức ứng phó với các nguy cơ bị xâm hại,…

Nếu bị xâm hại, hãy nói ngay với thầy cô và bố mẹ. Đây không phải là lỗi của mình, chúng ta không cần phải xấu hổ, không cần sợ hãi. Nếu im lặng, chúng ta đã tự tạo oan ức cho mình, bao che cho kẻ xấu, chúng sẽ tiếp tục thực hiện hành vi đồi bại với các bạn nhỏ khác”,

Sử dụng hộp thư : Điều em muốn nói

         Mỗi lớp học có một hộp thư: Điều em muốn nói. Với chiếc hộp này các em có thể gửi những thắc mắc của mình hay đơn giản chỉ là những suy nghĩ của các em về bạn bè, về học tập,....

Hàng tháng, giáo viên chủ nhiệm sẽ mở hộp ra và giải đáp những thắc mắc của các em, chia sẻ với các em về học tập, về tình cảm bạn bè, gia đình,…một cách thân thiện, cởi mở, gần gũi giúp các em cảm thấy vững tin hơn, vui vẻ hơn.

 


TÌM KIẾM


Hỗ trợ trực tuyến
Nguyễn Thị Yến Hằng
Nguyễn Thị Yến Hằng
Phan Thanh Trung
Phan Thanh Trung
Admin
ĐĂNG NHẬP

Tên đăng nhập
Mật khẩu
HÌNH ẢNH
LIÊN KẾT WEBSITE


TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 An THỦY - HUYỆN LỆ THỦY - TỈNH QUẢNG BÌNH
Điện thoại: 0232.3882414 - Email: thso2anthuy@lethuy.edu.vn
Developed by Phạm Xuân Cường. Tel: 0912.037911 - Mail: cuonggiaoduc@gmail.com