Sách như một cánh cổng diệu kỳ đưa ta đến những chân trời của lý tưởng, khát vọng và bình yên. Đọc sách luôn là cách tốt nhất để làm giàu vốn từ vựng cho học sinh, giúp học sinh nâng cao trí thức, hiểu biết. Đặc biệt việc đọc sách sẽ giúp phát triển được năng lực sáng tạo vô hạn tiềm ẩn trong mỗi cá nhân học sinh.
Đọc
mở rộng là một nội dung bắt buộc trong việc rèn kĩ năng đọc hiểu của chương
trình giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Việc đưa
thêm nội dung dạy học này vào không chỉ góp phần nâng cao kiến thức, kỹ năng,
rèn luyện nhân cách mà còn góp phần giúp học sinh phát triển năng lực sáng tạo
của mình. Vậy làm thế nào để tổ chức tiết đọc mở rộng cho học sinh đạt hiệu quả
cao? Đây là câu hỏi là vấn đề mà cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy
môn Tiếng Việt tại Trường Tiểu học số 2 An Thủy luôn quan tâm và trăn trở. Chúng
tôi đã triển khai hình thức dạy học đọc mở rộng cho học sinh trong năm học 2023
– 2024 như sau:
Tổ
chức tiết đọc tại thư viện hoặc đọc ở thư viện xanh là một trong những hình
thức dạy học được quan tâm đầu tiên. Bởi đây là một tiết học có vai trò quan trọng
trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của mỗi học sinh. Thay đổi không
gian lớp học sẽ giúp học sinh tạo được sự hứng thú và từ đó phát triển được
năng lực sáng tạo của học sinh. Qua việc thực hiện các tiết đọc thư viện các em
học sinh hưởng ứng nhiệt tình, các em mạnh dạn, tự tin thích thể hiện mình. Giáo
viên tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú như: nếu câu chuyện có nhiều
đoạn hội thoại giữa các nhân vật thì cho chọn một số tình huống để học sinh sắm
vai, hoặc câu chuyện có các nhân vật là các con vật ngộ nghĩnh thì học sinh
viết- vẽ về nhân vật, câu chuyện cổ tích, thần thoại thì tổ chức cho học sinh
thi kể chuyện,…... Cách tổ chức hoạt động đọc mở rộng tại thư viện sẽ giúp học
sinh có khả năng tư duy, sáng tạo, hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó giúp các
em có cơ hội giao lưu học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau, tạo mối quan hệ tương tác giữa
học sinh với học sinh, góp phần vào việc hình thành năng lực và phẩm chất toàn
diện. Các em cùng đọc, cùng chia sẻ nội dung câu chuyện, cùng sắm vai để diễn lại
hoạt cảnh trong truyện chính vì thế mà học sinh cần có sự bàn bạc với nhau
trước khi biễu diễn trước lớp. Hơn thế trong mỗi tiết học, ngoài hoạt động đọc,
học sinh còn được tham gia các trò chơi nhẹ nhàng, viết hoặc vẽ những gì mình
ấn tượng trong câu chuyện, nói cho nhau nghe cảm nhận của bản thân về nhân vật,
về câu chuyện đó nên học sinh rất sáng tạo và hứng thú.
Một
hình thức tiếp theo của đọc mở rộng đó là học sinh tự tìm các bài văn, bài thơ,
các câu chuyện liên quan đến các chủ đề của bài học, tìm đọc ở nhà và đến lớp
chia sẻ với bạn với cô giáo theo Phiếu đọc sách. Để làm được điều này thì trong
quá trình dạy học giáo viên phải có sự định hướng trước cho học sinh, nên đọc
những câu chuyện nào, những bài thơ, bài văn nào liên quan đến chủ đề bài học.
Ví dụ khi dạy chủ đề Giao tiếp và kết nối, học sinh tìm đọc các bài viết liên
quan đến chuyện lạ đó đây; cách sử dụng một số thiết bị điện tử trong gia
đình…; Khi dạy về chủ đề Con người Việt Nam, học sinh tìm đọc các bài viết về
chú bộ đội hải quân; những mẩu chuyện kể về Bác Hồ, đại tướng Võ Nguyên Giáp….
Học sinh có thể tìm đọc các bài viết, bài văn, bài thơ phù hợp với bài học trên
trang thư viện điện tử của nhà trường hoặc ở mạng Internet dưới sự hỗ trợ của
phụ huynh. Trong các tiết đọc mở rộng giáo viên luôn tạo cơ hội tối đa cho các
em được nêu ý kiến, được chia sẻ, thể hiện mình trước tập thể lớp đặc biệt đối
với những em còn nhút nhát. Học sinh được chia sẻ về câu chuyện mình đã đọc
trước lớp thông qua những gợi ý như: Câu chuyện tên là gì? Có những nhân
vật nào? Em thích nhân vật nào trong câu chuyện?. Sau đó các bạn ở
dưới lớp sẽ đặt câu hỏi, thông qua việc chia sẻ đó vừa giúp các em nắm chắc câu
chuyện, lại vừa giúp các em mạnh dạn, sáng tạo và hợp tác với bạn thật tốt
Bên
cạnh đó tổ chức ngày hội đọc sách là một hoạt động đầy thiết thực và có ý nghĩa
nhằm tôn vinh các giá trị của sách, hướng tới việc củng cố, xây dựng và phát
triển văn hóa đọc sách trong nhà trường. Và “Ngày Sách và Văn hóa đọc
Việt Nam” sẽ không chỉ thấm sâu trong tiềm thức mỗi cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh trong nhà trường mà còn lan tỏa tới các
bậc phụ huynh, tới những người yêu sách. Để tăng nguồn tài liệu cho thư viện,
nhà trường hàng năm trích kinh phí bổ sung sách cho thư viện, huy động phụ
huynh, học sinh đem sách, truyện đến đóng góp cho thư viện; biểu dương những
học sinh đóng góp sách, truyện trước cờ để khuyến khích tinh thần của các em. Thông
qua các buổi chào cờ đầu tuần, hội họp, các buổi sinh hoạt lớp của học sinh,
nhà trường cùng với giáo viên giới thiệu, tuyên truyền các loại sách, báo mới
đến với học sinh.
Khi
tham gia các tiết đọc mở rộng, HS đc sáng tạo trong việc viết phiếu đọc sách,
vẽ tranh thể hiện chủ đề bài đọc, thể hiện các bài hát, múa, thơ, vè ...có liên
quan đến chủ đề của tuần học đó. Điều này tạo cơ hội cho các em phát huy tối đa
khả năng sáng tạo của bản thân mình đồng thời rèn cho các em học sinh thói quen
đọc sách mỗi ngày. Không ngững thế, còn giúp các em biết chọn những loại sách
báo có nội dung tốt, tính giáo dục cao phù hợp với lứa tuổi, đồng
thời giúp các em học tập những gương tốt, việc tốt, các nhân vật sự kiện lịch
sử, thế giới tự nhiên khoa học,... để phục vụ tốt trong việc học tập,
nâng cao kiến thức, hình thành nhân cách của các em.
Bùi Thị Luyến
Một số hình
ảnh về dạy đọc mở rộng tại đơn vị: